n cười, chưa kịp nói hết câu, bông nhìn thấy Phó Chí Thời mặt mày lem luốc xuất hiện ở đầu ngõ, hóa ra nó đã đuổi liền một mạch tới đây.
“Về mau.” Phương Đăng đẩy thằng nhóc một cái. Không ngờ Phó Chí Thời đuổi đến nhanh thế, đúng là chạy trời không khỏi nắng.
Bé chuồn chuồn run cầm cập, cuống quýt lùi hai bước, nhưng không chạy vào cô nhi viện, run run nhặt một hòn sỏi bên bồn hoa lên, núp sau lưng Phương Đăng.
“Phương Đăng, sao mày dám đánh tao? ” Phó Chí Thời lại gần mấy bước.
“Cái loại đầy bụng gian trá, toàn thân đê tiện như mày tao đã đánh đã làm sao? ” Phương Đăng mỉa mai, “Mày không nhanh về gọi viện binh, tìm bố mẹ ra mặt cho, một mình chạy đến đây không sợ lại bị đánh cho không còn cái răng nào à, nhục mặt!”
Con bé mắng không thèm nể nang ai, nhưng nếu phải đụng độ trực diện, nó có hơi e dè Phó Chí Thời , chó cùng rứt giậu, thằng này nhỡ điên máu sẽ trở nên nguy hiểm. Bàn chân Phương Đăng khẽ cử động, nếu tình hình nguy ngập, nó sẽ biến ngay.
Phó Chí Thời lại gần hơn nữa, dưới ánh đèn khóe mắt cu cậu long lanh. Phương Đăng nhìn kỹ, là nước mắt. Con bé đang bối rối, Phó Chí Thời bỗng cao giọng lặp lại câu nói ban nãy, “Phương Đăng, sao mày dám đánh tao? ”
Dứt lời tố cáo, nó chẳng xông vào đánh đấm túi bụi như Phương Đăng, mà lại khóc òa lên, cứ như phải chịu uất ức giày vò từ lâu lắm. Ngày thường nó được bố mẹ nâng niu, ngồi mát ăn bát vàng, thi thoảng ra ngoài hống hách chơi bời, cứ tưởng ghê gớm thế nào, hóa ra mới chịu tí cam go đã hiện nguyên hình con rùa nhút nhát, chẳng lấy gì làm anh hùng cho lắm.
Phương Đăng he hé miệng, kinh ngạc chẳng thốt được câu nào. Ban nãy đánh nhau chí chóe thì chẳng ai hay, thằng rùa to xác này vừa khóc một cái đã khiến “bà tám” họ Đỗ chạy ra cửa dòm ngó.
“Trò gì thế này? Đây chẳng phải là con nhà ông Phó đây ư? Cháu sao thế này? Phương Đăng, mày hư quá, lại gây sự? ” Gia cảnh Phó Chí Thời tử tế, bố mẹ nó được coi là người có máu mặt ở đảo, thằng này lại hay hào phóng cúng tiền tiêu vặt vào cửa tiệm của lão. Lão Đỗ muốn nịnh, bèn chạy ra nhìn đông nhìn tây, thấy Phó Chí Thời mặt mày lem luốc tức tưởi, má sưng đỏ, biết ngay quá nửa là vừa bị Phương Đăng dần cho tả tơi. Sẵn tức Phương Đăng mấy lần chơi xỏ mình, lão nặn ra vẻ mặt đau lòng nói, “Chắc chắn là Phương Đăng và cái thằng ranh không cha không mẹ hùa nhau bắt nạt cháu rồi. Đi, bác đưa cháu về, để bố mẹ cháu xử lý chúng nó.”
Phó Chí Thời không nói gì, nước mắt ròng ròng, cứ nhìn Phương Đăng chòng chọc, như thể muốn khoét một lỗ trên người con bé vậy.
“Cháu nói gì đi, có phải con bé bắt nạt cháu không? Đừng sợ, bác biết con này nó ghê gớm lắm. Lát nữa để bố mẹ tìm thằng cha nát rượu của nó, bắt quỳ xuống nhận lỗi mới thôi…”
“Chú đỗ, chú cứ đùa. Hai đứa nó thế kia có bắt nạt nổi cậu ta không? ” , Phó Kính Thù bước từ trong nhà ra, trở lại đóng của vườn lại, cắt lời.
Tiệm tạp hóa của lão Đỗ tuy rất gần Phó gia viện nhưng vẫn cách một lối đi, hai bên nước sông không phạm nước giếng, Phó Kính Thù lại không hay giao tiếp với bên ngoài, đến già Thôi cũng hiếm khi chào hỏi bọn họ. Lúc này Phó Kính Thù bất ngờ lên tiếng, lão Đỗ nhất thời không biết trả lời thế nào.
“Sao không lên tiếng? ” Phó Kính Thù nhướn mày nhìn Phó Chí Thời , lại hỏi, “Là hai đứa kia đánh cháu thành thế này à? ” Giọng điệu cậu ta vẫn đủng đỉnh như thường lệ. Trong lúc nói, Phó Kính Thù cố ý liếc qua Phương Đăng và cậu nhóc nép sau lưng một cái, khóe môi ẩn hiện nụ cười.
Ẩn ý sau lời này Phó Chí Thời sao lại không nghe ra. Phương Đăng là con gái chân yếu tay mềm, thằng nhóc kia thì bé tẹo như cái kẹo, nếu thừa nhận mình bị hai đứa này “xử”, rõ chẳng phải chuyện hay ho gì.
Phó Chí Thời là đứa háo thắng, kể cả trước mặt Phó Kính Thù, vừa hơn tuổi, vừa là bậc cha chú trong nhà.
“Liên quan gì đến mày! Lo cái thân mày đi, thằng con hoang!”
Phó Kính Thù không giận, lạnh lùng nói: “Cháu không gọi tiếng chú Bảy thì thôi, nhưng nhỡ bị người ta nghe được, sẽ tưởng bố mẹ không dạy dỗ cháu tử tế, biết đâu còn cười họ Phó là cái dòng vô giáo dục.:
“Mày có tư cách gì mà lo chuyện họ Phó? Bố mẹ tao đều bảo mày là thằng con hoang, bố mày là lão con hoang, mày là con của lão con hoang với gái điếm…” Điều khiến Phó Chí Thời điên tiết nhất chính là Phó Kính Thù lại đứng ngang hàng với cha mình. Mặc dù cha mẹ nó ngoài mặt tỏ ra khách sáo với caaujt a, nhưng nó chẳng thèm coi “ông chú” ra gì sất.
“Được lắm, bố mẹ cháu nói thế thật chứ? Chú không tin, hay là chú cháu mình cùng đến gặp anh chị hai bốn mặt một lời xem.”
Phó Chí Thời dĩ nhiên nào dám. Bố mẹ dù thế nào vẫn phải kiêng nể Phó Kính Thù, nguồn cơn là vì Phòng Lớn chịu không ít ơn nghĩa Phòng Ba ở hải ngoại, mà Phòng Ba dù bỏ rơi Phó Kính Thù ở đảo này, nhưng các bậc lão thành chưa từng phủ nhận thân phận cậu ta, nói cách khác giờ đây cậu ta danh chính ngôn thuận là cậu chủ sống trong Phó gia viện. Sau lưng nói gì thì nói, mấy đứa trẻ con với nhau cãi cọ đôi chút cũng có thể cười mà bỏ qua, nhưng đứng trước mặt người lớn mà bóc trần nhau ra, Phó Chí Thời sẽ lãnh đủ.
“Mày bảo đi là tao phải đi à, tuổi gì? Bố mẹ tao không rỗi tiếp mày đâu.” Mồm mép Phó Chí Thời xoay chuyển mau lẹ.
“Không cần vội. Chú không đủ tuổi nên lần sau bà Trịnh sai người gọi điện về sẽ để bên đó hỏi thăm anh hai chị hai, Phòng Ba chúng tôi có thật sinh ra lắm con hoang thế không.”
“Nói với mày chỉ tổ đau mồm.” Phó Chí Thời hối hận nhất thời không để ý bị cuốn vào chuyện rắc rối. Phó Kính Thù bình thường ghét nhất bị gọi là con hoang, lần này khăng khăng muốn làm to chuyện, bố mẹ nó mà biết được, chỉ sợ không những chẳng giúp nó xả cơn uất ức, mà còn cho nó đẹp mặt thêm.
“Phương Đăng, mày nhớ đấy! Sớm muộn gì tao cũng tìm mày tính sổ!” Phó Chí Thời hậm hực ném lại một câu rồi quay đầu đi thẳng. Lão Đỗ thấy thế cả thẹn lủi về quán.
Đợi cho bóng dáng Phó Chí Thời khuất hẳn, Phương Đăng mới cúi nhìn, thấy trong tay bé chuồn chuồn vẫn nắm khư khư hòn sỏi, bèn giễu: “Đêm nay mày định ôm sỏi đi ngủ đấy à? ”
“Không thể để các sơ nhìn thấy.” Thằng nhỏ dường như không nghe ra giọng điệu mỉa mai trong lời con bé, cẩn thận bỏ đống sỏi vào cái cặp sách màu đen, lưỡng lự một hồi, không nhịn được lại hỏi: “Bọn mình thắng rồi ạ? ”
Phương Đăng chép miệng chán ngán: “Mày thắng rồi đấy.”
Thằng nhóc lấy tay quệt nước mũi một cái, lần đầu tiên Phương Đăng thấy nó nở nụ cười.
“Em là Tô Quang Chiếu, các sơ đều gọi em là A Chiếu.”
Giới thiệu xong, nó thò tay lấy con chuồn chuồn cỏ trong túi ra, lúc này đã chẳng ra hình thù gì nữa, nâng niu đưa đến trước mặt Phương Đăng cứ như dâng báu vật : “Cho chị cái này, con này em tết đẹp nhất đấy.”
Phương Đăng cười nói, “Thôi nhóc cứ giữ đi, hôm nào tâm trạng lão Đỗ vui vẻ, chưa biết chừng lại đồng ý đổi bánh mỳ lấy cái này cũng nên đấy.”
Cậu nhóc tên A Chiếu thấy con bé không thèm lấy, lại quay sang đưa cho Phó Kính Thù, hai mắt long lanh trông đợi. Phương Đăng “dẫn dắt” nó đập cho thằng kia một trận đau đời, Phó Kính Thù chỉ dùng mấy câu nói đã đuổi được kẻ xấu, trong lòng nó cả hai đều là nhân vật vĩ đại.
Phó Kính Thù nói “cảm ơn”, tay đẩy con chuồn chuồn cỏ ra. Cậu nhìn Phương Đăng, Phương Đăng hiểu ý, “Cái bộ dạng vênh váo của nó ngứa mắt lắm.” Cô cứng đầu nói thêm, “Dù gì cũng đã cho nó một trận ê chề, chẳng hối hận tẹo nào.”
Phó Kính Thù nói : “Tôi còn tưởng em thông minh. Có biết bao cách trả đũa, sao phải chọn cách dại dột nhất, phí sức nhất.”
“Nhẫn nhịn như anh, bọn họ sẽ sợ chắc? ” Phương Đăng nói xong, cười một tràng, không thấy Phó Kính Thù tiếp lời. Nó ngẩng đầu lên khẽ liếc cậu một cái, chỉ thấy đôi môi cậu ta mím chặt, mặt không biểu cảm gì.
Phương Đăng cảm thấy vô vị, không biết nên nói gì nữa, đành lôi thằng bé A Chiếu đang ngu ngơ chớp chớp mắt nhìn hai người ra trút giận.
“Còn đứng ì ra đấy làm gì? Hết chuyện rồi, về đi.”
A Chiếu rõ ràng không muốn rời đi, nhưng bộ dạng hung hãn của Phương Đăng làm nó hơi hốt, vả lại cô nhi viện quản lý nghiêm ngặt, một ngày ba bữa phải ăn đúng giờ quy định, nếu về muộn tí nữa, sợ cơm thừa cũng chẳng có mà ăn.
Bịn rịn mãi, bé chuồn chuồn mới chịu ra về. Bên tường Phó gia viện chỉ còn hai người lặng thinh. Phương Đăng nghịch mấy ngón tay, tiện dịp len lén liếc nhìn người kia vài lượt. Lúc Phó Kính Thù không chịu nói chuyện, nó thật sự không biết phải làm thế nào.
Một lúc sau, cậu ta mới mở miệng : “Em đứng đây làm gì nữa? Về đi.”
Phương Đăng mừng húm, tạ trời tạ đất, pho tượng Bồ Tát đất sét cuối cùng đã chịu lên tiếng, mặc dù cậu ta chỉ đang đuổi nó về ý như ban nãy nó đuổi a chiếu.
“Chỉ anh mới được đứng đây à? Chỗ này có phải đất họ Phó nhà anh đâu.” Nó khẽ nghiêng đầu nhìn tiểu thất, cười hì hì, “Anh nói xem anh đứng đây làm gì trước đã.”
Phó Kính Thù không trả lời ngay. Phương Đăng sợ cậu lại im lặng, bèn miễn cưỡng nói, “Thôi được rồi, anh nói đúng, tôi không nên gây chuyện, sau này không bao giờ tôi trêu vào cái con rùa… vào Phó Chí Thời nữa được chưa? ”
“Được hay không là chuyện của em.” Phó Kính Thù ngoài miệng nói thế, nhưng ánh mắt rõ ràng dịu đi nhiều, lườm Phương Đăng một cái, “Em tưởng lần nào em cũng thắng được ư? ”
“Sợ cái gì, tôi đánh nhau còn nhiều hơn nó ăn muối. Người như thằng đó tôi gặp nhiều rồi, thắng hay không, ít nhất cũng để nó thấy mình không dễ bắt nạt.”
Phương Đăng nói nghe nhẹ tênh, nhưng Phó Kính Thù biết, nếu không phải quen bị người khá khinh thường từ nhỏ, bị bắt nạt đủ đường, chắc gì con bé đã trở thành Phương Đăng của hôm nay. Nó lớn lên trong một gia đình thế nào, Phương Học Nông là một ông bố ra sao, cậu đâu phải không hay biết.
“Nữ anh hùng, thắng trận trở về ăn cơm đi thôi, trời tối cả rồi. Tôi đang đợi bác bưu tá đến, chút nữa sẽ về.”
“Bác bưu tá? ” Thường ngày những việc vặt như nhận báo đều do già Thôi đảm trách. Phương Đăng bồn chồn hỏi : ”Già Thôi đâu? Muộn thế này, báo hôm nay đáng lẽ phải đến rồi chứ? ”
“Tôi đang chờ nhận một bưu kiện, già Thôi có việc phải rời đảo một thời gian.”
Phương Đăng định hỏi cho ra nhẽ, nhưng trông cậu ta có vẻ không muốn nói. Nó đành nhón chân trông ra đầu ngõ tối, lẩm bẩm : “Anh có chắc hôm nay bưu kiện ấy sẽ đến không? ”
Phó Kính Thù im lặng một lát, “Không chắc. Tôi nghĩ hôm nay có lẽ không đến. Thôi về đi.”
Cậu ra hiệu cho Phương Đăng về nhà, còn mình rảo bước về phía cổng lớn Phó gia viện. Giọng điệu lẫn nét mặt cậu vẫn lạnh nhạt như ngày thường. Vậy mà khi leo tới căn gác xẹp nhìn xuống, Phương Đăng thấy cửa đã khóa, mà người hãy còn nấn ná ngóng về phía đầu ngõ.
Chương 6: Con Rơi Cửa Quyền
Có lẽ Phương Đăng năng để ý, liên tiếp ba ngày, nó đều thất Phó Kính Thù hoặc vô tình hay cố ý ra cửa lớn, hoặc đứng trước cửa sổ chờ đợi. Bưu kiện mãi không tới, khiến gương mặt vốn bình đạm dần dần nhuốm vẻ sốt sắng.
Phương Đăng trước nay chưa từng nhận được bưu kiện, thậm chí chẳng ai viết thư cho bao giờ. Nó không hiểu được mùi vị chờ đợi kia, chỉ biết, bưu kiện ấy đối với Phó Kính Thù chắc chắn vô cùng quan trọng, mới khiến một kẻ quen giữ tâm tư trong lòng như cậu không giấu n...