húng mày!”
Phương Đăng thoăn thoắt trèo lên góc tường quen thuộc, thấy Phó Kính Thù và già Thôi đang lom khom dọn dẹp. Cả khu vườn cứ như vừa trải qua cơn bão. Đám người khiêng đồ ban nãy giẫm nát mấy khóm hoa, thêm hai chậu cây trên hiên bị đánh đỗ, chậu vỡ làm mấy mảnh, bùn văng đầy đất. Tiểu Thất thu lượm từng thứ một, nhẹ nhàng dựng dàn hoa lên, thật cẩn thận. Phương Đăng càng thêm kinh ngạc, cái đình hóng mát sụt nửa mái bên miệng giêng đã hoàn toàn sập, bàn ghế đá bên trong bị mang đi từ lúc nào. Nó nhớ lại dáng vẻ Phó Kính Thù đứng vẽ bên đình, bày biện hoa cỏ trên bàn đá, bất giác trong lòng thấy buồn thay cho cậu.
Cuối cùng già Thôi cũng phát hiện ra Phương Đăng, quát: “Trẻ con nhà nào đấy? Chỗ đấy là chỗ để mày ngồi phỏng? Còn không xuống? Đi mau cho ta!”
Phó Kính Thù nghe tiếng thẳng người đứng dậy, đột nhiên nở nụ cười. Thần thái khi cười của cậu khiến Phương Đăng liên tưởng đến bầu trời xanh biếc trong giấc mơ hôm nọ. Nó tin, cho dù cả nhà po bày trò hèn hạ như thế nào cũng không thể làm cậu tổn thương.
Già Thôi thấy Phó Kính Thù cười, hơi hiểu ra, hoặc có thể cặp mắt quáng gà của già bây giờ mới nhận ra người trên tường. Rất nhanh, già phủi ống quần, khẽ nói với Phó Kính Thù: “Chú mệt rồi, về ngủ đây.”
Đợi già Thôi đi xa, Phương Đăng huỵch một tiếng nhảy xuống vườn. Phó Kính Thù nói: “Cần thận kẻo thành thiếu niên cụt chân đấy. À, phải là thiếu nữ cụt chân mới chuẩn.”
Phương Đăng thấy cậu ta còn pha trò được, bèn nhếch miệng cười hùa, ngồi cái rụp xuống thảm cỏ, lưng dựa vào con hồ ly đá.
“Sao họ không lấy con này đi?”
“Chắc thấy nó nặng, lại chẳng đáng tiền.”
Trên giàn hoa của cậu hẵng còn mấy chậu chuối tây mới trồng, trong đó có một chậu đang ra hoa. Tiểu Thất hái hết hoa xuống, đưa cho Phương Đăng, “Cho đấy, trẻ con đứa nào cũng thích mút cái này.”
“Nói cứ như anh lớn lắm, hơn tôi có hai tuổi, giở cái giọng ông cụ non!” Phương Đăng đón lấy hoa, hút một lèo hết sạch mật bên trong, cười hì hì, ánh mắt long lanh. Nó vỗ vỗ con cáo đá sau lưng, hỏi: “Hay anh không phải người, mà là cáo đá biến thân? Mấy món đồ trang trí này thường làm cả cặp, sao tự nhiên chỉ còn có một con? Người ta đều nói đồ vật lâu năm sẽ có linh tính, hóa thành yêu quái. Từ lâu tôi đã thấy anh chẳng giống người.”
“Em đang khen hay đang mắng tôi vậy?”Phó Kính Thù nhìn thấy bông hoa chuối tây bị Phương Đăng ném sang một bên, cười nói: “Cây chuối tây còn gọi là mỹ nhân thảo, Phật giáo cho rằng nó là máu tươi trên ngón chân Phật Tổ hóa thành. Em ăn suốt ngày,hấp thụ kha khá linh khí, biết đâu chính em mới biến thành hồ ly đấy.”
“Sao anh là hồ ly thì đươc biến thành người, còn tôi là người lại biến thành hồ ly?” Phương Đăng ngẫm nghĩ lời của Phó Kính Thù , càng nghĩ càng buồn nôn, “ý anh là trước giờ tôi toàn liếm ngón chân Phật Tổ?”
“Thấy không, tôi đã bảo em rất sáng dạ mà.”
Phương Đăng nhặt xác hoa dưới chân ném về phía cậu, “Phó Kính Thù , đồ khốn kiếp!”
Cậu ta nghiêng đầu né, học theo Phương Đăng ngồi xuống bên kia con hồ ly đá, “Ái chà, hiếm khi nghe em gọi tên tôi âu yếm như thế.”
Phó Thất đúng là đồ chẳng ra gì! “Phương Đăng bĩu môi nhưng trong lòng sớm đã chẳng còn giận nữa”
“Sao anh lại để bọn người đó cướp đồ đạc đi? “ Nói xong trong lòng nó nảy ngay ra một câu trả lời, thấy sợ, nó liền hoảng hốt ướm lời: “… Anh để họ mang đồ đi, người mà thằng nhãi Phó Chí Thời mới không làm phiền anh phải không?”
Phó Kính Thù nói: “Thế nào họ cũng tìm cớ khuân đồ đi. Nhưng chẳng sao, năm ngoái gió to làm đổ cây ngọc lan, mái đình vỡ mất một nửa, năm trước nữa lầu tây cũng sụp hẳn. Cho dù không có gia đình Phó Chí Thời, dinh thự này vẫn sẽ tàn tạ dần, biết đâu chừng lúc nào đó,lầu đông cũng chỉ còn là cây gỗ mục nát.”
Cậu ta nói như bay gió thoảng,Phương Đăng nẫu ruột chẳng buồn trả lời. Con bé ngàn vạn lần không ngờ một hành động xả giận nhất thời của mình lại tạo nên hậu quả như thế, hận không tự nhét bùn vào miệng cho xong.
Phó Kính Thù thấy nó im lặng,sắc mặt ủ ê, đoán ngay trong đầu nó đang nghĩ gì. Cậu đưa cọng cỏ đuôi chó ra khều khều mũi Phương Đăng, “Sao mà buồn? Cái gì phải đi sẽ đi, cái gì phải tới sẽ tới”.
---------- BỔ SUNG THÊM ----------
“ Bọn họ là người thân của anh thật ư?” Phương Đăng ảm đạm hỏi.
Cọng cỏ đuôi chó trong tay Tiểu Thất run run gật đầu. Cậu ngồi lại cho thoải mái, nói: “Già Thôi gọi tôi là Tiểu Thất run run gật đầu. Cậu ngồi lại cho thoái mái, nói:” Già Thôi gọi tôi là Tiểu Thất vì trong họ, tôi xếp thứ bảy trong các anh em ngang hàng. Già Thôi ban đầu lấn cấn không rõ nên gọi tôi thế nào, chú lớn tuổi nên đầu óc nghĩ không thoáng ra được, chẳng dám gọi thẳng tên tôi. Nhưng thời buổi nào rồi, không thể gọi lão gia, thiếu gia mãi được. Tôi chẳng phải là đại công tử gì, già Thôi nuôi tôi lớn, ông ấy như cha tôi vậy.”
“Vậy cha ruột anh đâu? Sao ông ấy để anh lại một mình ở đây… Cô Chu Nhan nói ông ấy ra nước ngoài rồi.”Phương Đăng hối hận vì đã lỡ lời, nó quên mất “Chu Nhan” là hai chữ cấm kỵ không thể nhắc đến với Phó Thất.
“Cha của Phó Chí Thời tên là Phó Kính Thuần, ông nội anh ta và ông nội tôi là anh em ruột. Cụ nội tôi, Phó Học Trình, có ba con trai, một con gái.Phòng Lớn* có Phó Truyền Bản, con trai Phòng Nhì tên Phó Truyền Cách, Phòng Ba con trai là Phó truyền Thanh, con gái tên gọi Phó Truyền Vân.”
“Tôi biết cụ nội của anh. Trong giờ lịch sử thầy từng nhắc đến ông ấy, còn có ông Phó Truyền Thanh, toàn những nhân vật tài giỏi. Phó Truyền Vân… có phải là nghệ sĩ dương cầm danh tiếng lẫy lừng Phó Truyền Vân không?” Phương Đăng không nén nổi ngơ ngẩn xuất thần, nghĩ tới những nhân vật ít nhiều ghi tên mình trong lịch sử cận đại của nước nhà đều xuất thân từ dòng tộc Tiểu thất, được chảy chung dòng máu với cậu ta, nó cảm thấy kỳ diệu.
Phó Kính Thù gật gật đầu, “Trong ba đứa con của cụ nội, con trưởng Truyền Bản sớm qua đời, để lại giọt máu duy nhất là Duy Nhân, mồ coi từ trong bụng mẹ. Ông Duy Nhân chính là ông nội của Phó Chí Thời, bác cả của tôi. Mẹ bác cả ở vậy nuôi con, bác không có anh chị em ruột, là người hiền hậu, an phận thủ thường, không thích kinh doanh. Thời trẻ trong nhà có của ăn của để, nhưng bác một mực ở lại đảo dạy học, sản nghiệp của Phòng Lớn quá nửa giao cho Phòng Ba thay mặt xử lý. Trước giải phóng, cả nhà học Phó dời ra hải ngoại, bác cả không chịu đi, nói gốc gác mình ở đây, cả đời giảng bài dạy học, sống thanh bạch, thời cục có biến đổi ra sao chẳng ảnh hưởng đến mình. Thực tế về sau bác chịu khổ rất nhiều, phần lớn là chịu thay cho gia đình đã sơ tán ra nước ngoài.”
“Sao ông lại giao tài sản đứng tên họ Phó cho bà Trịnh? Bà Trịnh là ai?”
“À, chuyện này đợi có dịp tôi sẽ kể. Sau giải phóng vài năm, sống trong dinh thự này không phải người họ Phó nữa, bởi chính phủ đã sung công ngôi biệt thự này. Nghe già thôi nói, vào lúc đông nhất nơi đây tề tựu hơn hai mươi hộ gia đình, chắc chắn em không tưởng tượng nổi không khí náo nhiệt lúc đó, vườn hoa ở cửa chính chi chít nhà gỗ dựng tạm.”
Phương Đăng cười giễu: “Đùa à, anh đúng là no quen không hiểu cảm giác người đói. Từ nhỏ tôi đã sống cảnh ‘náo nhiệt’, bây giờ cũng chẳng lấy gì làm ‘đơn côi’. Chưa biết chừng trong hơn hai mươi hộ ngày đó có ông bà người thân của tôi.”
Phó Kính Thù khẽ cười, tiếp tục kể chuyện quá khứ gia đình mình.
“Về sau, chính phủ ra chính sách khuyến khích kiều bào về nước, Phó gia viện được trả lại cho họ Phó, người sống ở đây lục đục dọn ra. Lúc đó lầu tây đã bị tàn phá khủng khiếp, lầu đông mà hiện nay tôi ở do diện tích nhỏ hơn, nên ít người vào sống hơn, có điều cũng trở nên tồi tàn đến mức đáng thương. Cả nhà bác cả ra ngoài sống hai mươi mấy năm, chịu đủ mọi giày vò, chẳng còn muốn dính dàng chút gì đến gia đình họ mạc nữa, họ mất hết nếp nhà. Do đó trước lúc lâm chung, bác Duy Nhân đã đứng ra bán hết toàn bộ tài sản còn sót lại của Phòng Lớn cho nguời chịu trách nhiệm Phòng Ba , bà Trịnh, vợ ông nội tôi.:
Nghe mấy chữ “Vợ ông nội tôi” thật nuốt không trôi, Phương Đăng biết bên trong có uẩn khúc, nhưng sợ lại phạm phải điều cấm kỵ của Phó Thất nên không dám tùy tiện hỏi.
“Sau khi ký tên vào thỏa thuận, Phó gia viện hoàn toàn không có liên quan tới người của Phòng Lớn nữa. Phó Kính Thuần còn một người anh, sau khi bác Duy Nhân mất, hai anh em liền chia nhau tiền bán nhà đi làm ăn. Kết quả, người anh lên phương Bắc, nghe nói cuộc sống tương đối khá. Phó Kính Thuần đi buôn lỗ chồng lỗ chất, có lúc bị săn lùng gắt gao nhà còn không dám về. May mắn sau đó cải cách mở cửa, họ liên lạc được với họ Phó ở nước ngoài, Phòng Hai Phòng Ba biết Phòng Lớn cơ cực, thường xuyên tiếp tế, do đó nhà họ mới khá giả hơn đa số dân đảo.”
“Nhà ấy cứ như bầy sói đói, mắt trắng dã!” Phương Đăng mường tượng lại vẻ mặt cả nhà Phó Chí Thời, bất giác bực tức thốt lên.
“Quyền quý cao sang ai chẳng muốn. Đều do cuộc sống thúc ép mà thôi. Họ sợ nghèo túng, cái gì vơ được là muốn vơ sạch. Tôi đoán cả nhà đó vẫn chưa hết oán hận vì sao cùng họ Phó mà người thân ở hải ngoại được sống sung sướng, còn họ phải thay cả dòng tộc chịu tội.”
“Kể cả thế cũng không nên lấy anh ra trút giận chứ!”
“Cá lớn nuốt cá bé là quy luật cuộc sống.” Phó Kính Thù nói bằng giọng điềm đạm, “Đối với những người cho họ cái này cái kia, dĩ nhiên họ chẳng dám ho he. Còn tôi không thể cho họ cái gì…. cũng là lẽ thường thôi.”
“Tiếp theo là về Phòng Nhì . Gia đình Phòng Nhì đứng đầu là Phó Truyền Cách, họ đơn giản hơn nhiều. Cụ tổ tôi có bà vợ lẽ, chỉ sinh được mụn con gái tên Phó Truyền Vân. Sợ sau này người vợ lẽ không có ai nương tựa, cụ tổ bèn đứng lên làm chủ, cho con trai của viên chủ quản thu chi các phòng sang làm con nuôi bà.”
“Ồ, tức là ông Phó Truyền Cách ở Phòng Nhì không phải con ruột cụ tổ của anh à?”
“Không sai, nhưng cụ nội đối xử với ông chẳng khác nào con ruột, ông cũng rất hiếu thuận. Ông Phó Truyền Cách theo đạo, cưới con gái nhà họ Khưu danh gia vọng tộc đảo Đài Loan, cũng là một con chiên ngoan đạo. Họ tiếp quản toàn bộ việc kinh doanh của cụ nội ở Đài Loan, chủ yếu là buôn gạo, trở thành gia đình giàu có hạng nhất. Phòng Nhì đời sau có bốn trai hai gái, là nhánh hưng thịnh nhất của nhà họ Phó.”
“Đáng tiếc dù thế nào cũng không phải huyết mạch họ Phó, chẳng trách Phòng Ba có tiếng nói lớn như vậy.” Phương Đăng trầm tư suy nghĩ.
“Đúng là tiểu hồ ly, cái gì cũng biết một ít.” Phó Kính Thù khẽ phe phẩy ngọn cỏ đuôi chó đuổi con muỗi vo ve giữa mặt hai người đi, “Dù trong gia phả họ rõ ràng là con cháu họ Phó, nhưng Phòng Nhì tự biết mình không phải dòng dõi chính tông, cho nên từ đời Phó Truyền Cách họ bắt đầu định cư bên Đài Loan, một lòng một dạ gây dựng ở đó. Căn nhà tổ này có khu dành cho Phòng Nhì , kỳ thực họ không ở đây được bao lâu, việc trong gia tộc họ ít khi chủ động hỏi đến. Sau khi Phòng Lớn suy bại, Phòng Ba làm gì thì họ theo nấy. Nhớ ơn cụ nội, nghe nói ở Đài Loan họ cho xây một tòa nhà không khác nhà tổ bao nhiêu, cũng gọi là Phó gia viện. Tuy là bản sao nhưng hiện nay ngôi nhà ấy chắc chắn đẹp hơn nơi này nhiều lần. Con cháu Phòng Nhì nhiều, tôi chỉ thi thoảng được nghe tin tức về họ, hình như phần đông không làm kinh doanh nữa, hoặc theo ngành y, hoặc làm nghệ thuật, đều sống đầy đủ ...